Gần 10 giờ ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM bắt đầu tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm.
Gần 10 giờ ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM bắt đầu tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm.
Hai doanh nghiệp liên quan ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu - sẽ phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ án.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa khai đưa tiền ông Đào Hồng Tuyển nhiều năm nhưng không giấy tờ gì
Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã khép lại. Ngoài hình phạt với các bị cáo, tòa cũng có phán quyết về xử lý tài sản, trách nhiệm bên liên quan.
Cụ thể, tòa buộc nhiều doanh nghiệp phải nộp lại số tiền liên quan bà Lan. Trong đó Công ty cổ phần T&H Hạ Long (gọi tắt T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc) phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan trong toàn bộ vụ án.
Còn theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã kê biên 8 bất động sản Công ty Âu Lạc liên quan đến thỏa thuận hợp tác giữa bà Lan với Tập đoàn Tuần Châu.
Việc hợp tác chi tiết ra sao chưa được đề cập rõ. Trong khi tòa cho rằng tách vụ Tuần Châu giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.
Vậy trước nay Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?
Bà Lan 'nhờ' người đứng tên hộ ở công ty 'chúa đảo' Tuần châu Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, T&H Hạ Long thành lập năm 2007, trụ sở chính tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.
Lúc mới thành lập, T&H Hạ Long có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Âu Lạc góp 51% vốn, tương đương 255 tỉ đồng, còn lại Công ty TNHH T&T nắm 15% vốn và ông Nguyễn Đức Thành góp 5%.
Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật thời điểm này là ông Đào Hồng Tuyển.
Từ cuối 2020, "ghế" chủ tịch được chuyển sang ông Nguyễn Vũ Anh Thi (SN 1982) và thông tin đăng ký doanh nghiệp hiện nay của T&H Hạ Long trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia vẫn là ông Thi (tính đến tháng 3-2023).
Ông Thi là một cái tên quen thuộc trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát. Tại lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần đây nhất từ tháng 8-2022, T&H Hạ Long đã được tăng vốn lên 3.855 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.
Tuy nhiên theo kết luận điều tra trong vụ Vạn Thịnh Phát, hơn 18 triệu cổ phần (tương ứng gần 71% cổ phần) của T&H Hạ Long đã được bà Trương Mỹ Lan giao Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Vũ Anh Thi, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Thị Lan Phương và Mai Thị Cẩm Thúy đứng tên.
Hồi tháng 10-2023, cơ quan CSĐT đã ra lệnh kê biên số cổ phần này.
Là một doanh nghiệp chưa đại chúng, rất hiếm thông tin của T&H Hạ Long xuất hiện trên truyền thông.
Ngoài T&H Hạ Long, Tuần Châu Group của ông Đào Hồng Tuyển là tập hợp của nhiều pháp nhân, trong đó Công ty Âu Lạc đóng vai trò nòng cốt.
Âu Lạc Quảng Ninh cũng là pháp nhân cùng với T&H Hạ Long có trách nhiệm nộp hơn 6.000 tỉ đồng trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Dữ liệu về thông tin đăng ký doanh nghiệp cho biết Công ty Âu Lạc được thành lập từ 1997, tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.
Những "mắt xích" hợp tác giữa "chúa đảo" và bà Trương Mỹ Lan Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, lúc mới thành lập, Công ty Âu Lạc có vốn điều lệ 700 tỉ đồng, ông Tuyển góp 672 tỉ đồng (tương đương 95% vốn).
Người còn lại là ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Tuyển) 28 tỉ đồng, tức 4% vốn. Ông Tuấn là tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật công ty.
Đến tháng 8-2022, Âu Lạc tăng vốn từ 3.500 tỉ đồng lên 5.576 tỉ đồng, theo đó ông Tuyển tăng giá trị góp lên 3.936 tỉ đồng, còn lại vẫn là ông Tuấn.
Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp mới nhất (tháng 1-2024), Âu Lạc giảm vốn điều lệ xuống 4.100 tỉ đồng. Danh sách thành viên góp vốn thay đổi từ ông Tuyển sang Công ty cổ phần Tập đoàn Tuần Châu với 96% vốn, tương đương 3.936 tỉ đồng; còn ông Tuấn nắm 4% (164 tỉ đồng).
Người đại diện pháp luật cũng chuyển từ ông Tuấn và bà Đào Thị Đoan Trang (con gái ông Tuyển) sang ông Đỗ Xuân Linh (SN 1990) - người giữ vị trí tổng giám đốc thay ông Tuấn.
Theo thông tin công khai năm 2022, Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hưng Phúc đã có thỏa thuận hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.
Theo dữ liệu về đăng ký kinh doanh, Công ty bất động sản Hưng Phúc thành lập tháng 6-2020, vốn điều lệ 380 tỉ đồng.
Thành viên góp vốn là ông Phạm Nguyễn Bảo Trung với 65% vốn, còn lại bà Hồ Mỹ Phương nắm 35%. Ông Trung (SN 1989) là người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc công ty.
Đến tháng 5-2022, bà Đỗ Thị Út Hồng thay ông Trung làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp cũng thay đổi với hai thành viên là bà Đỗ Thị Út Hồng nắm 65% vốn và bà Nguyễn Thị Huệ 35%.
Bà Hồng hay ông Trung đều liên quan Công ty cổ phần Phát triển dự án Long An - một doanh nghiệp nằm trong danh sách 762 công ty liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.
Bà Lan nói gì về hợp tác với ông Tuyển trước tòa? Liên quan đến hợp tác với Tuần Châu, bà Lan khai trước tòa bà Phạm Thị Lan Phương là người phụ trách dự án.
Theo bà Lan, tiền được đưa cho ông Tuyển Tuần Châu (tức ông Đào Hồng Tuyển) trong suốt nhiều năm mà không có giấy tờ gì. "Chị Phương đang bị phù não đi Úc nên tài liệu cũng không bàn giao lại, những vấn đề liên quan tôi cũng không nhớ rõ chi tiết. Công ty Tuần Châu cho SCB mượn tài sản, cụ thể thế nào bị cáo không rõ, bị cáo chỉ biết SCB đang cơ cấu liên tục, luôn thiếu tài sản, còn việc cơ cấu thế nào thì không rõ, việc này có thể Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) biết", bà Lan nói.
Mức lương trung bình hàng tháng tại VinaMilk dao động từ khoảng 9,000,000₫ cho Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng tới 95,268,750₫ cho Giám Sát Kỹ Thuật. Thông tin về lương đến từ 9 điểm dữ liệu việc làm được thu thập từ nhân viên công ty, người tìm việc, và việc làm đang tuyển dụng trên 1900.com.vn. Vui lòng lưu ý rằng số liệu về lương là số liệu ước lượng dựa trên các nguồn từ bên thứ ba được cung cấp cho 1900.com.vn. Các số liệu này được cung cấp cho người dùng của 1900.com.vn chỉ với mục đích so sánh tổng quát. Mức lương tối thiểu có thể khác nhau tùy theo khu vực pháp lý và bạn nên tham vấn nhà tuyển dụng về mức lương thực tế.
Setra là một trong những doanh nghiệp liên quan đến bà Trương Mỹ Lan - Ảnh: HỮU HẠNH
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Dịch vụ - Thương mại TP.HCM (Setra Corp) đã công bố thông tin về tình hình tài chính.
Báo cáo cho thấy 6 tháng đầu năm nay Setra lỗ hơn 114 tỉ đồng, đã cải thiện hơn số lỗ hơn 273 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái. Như vậy ba năm rưỡi qua, doanh nghiệp này đã lỗ ước chừng hơn 1.270 tỉ đồng.
Thua lỗ kéo dài, tại thời điểm cuối tháng 6 này, vốn chủ sở hữu của Setra giảm về còn 295 tỉ đồng, cùng kỳ ở mức 356 tỉ đồng.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 11,84 lần, tức tổng nợ phải ở mức 3.500 tỉ đồng, đã giảm hơn 4.200 tỉ đồng so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu nợ, chiếm phần lớn là trái phiếu với khoảng 2.000 tỉ đồng.
Nguồn: Báo cáo thông tin tài chính từ doanh nghiệp
Setra Corp là doanh nghiệp chưa đại chúng, được thành lập từ năm 1999, trụ sở đặt tại số 5 Công Trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, mặt bằng kinh doanh, kinh doanh bất động sản. Người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc của Setra hiện là ông Trần Văn Tuấn.
Setra cũng là một trong ba liên doanh góp vốn tại Công ty TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành với 18% vốn góp.
Liên doanh Vietcombank - Bonday - Bến Thành - cũng chính là chủ đầu tư của tòa tháp Vietcombank Tower Saigon, một trong những tòa nhà có vị trí đắc địa nhất khu trung tâm quận 1 - TP.HCM.
Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền tại Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan cùng 33 người khác.
Theo đó, Setra Corp là 1 trong 4 pháp nhân (3 công ty còn lại là Tập đoàn đầu tư An Đông; Sunny World; Quang Thuận) đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu với tổng giá trị hơn 30.000 tỉ đồng để bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.
Tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu không sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho các trái chủ mà các đối tượng đã rút tiền và sử dụng toàn bộ số tiền huy động được từ bán trái phiếu cho các mục đích khác, dẫn đến không có đủ nguồn tiền để đảm bảo chi trả gốc và lãi đến hạn cho các trái chủ.
Tính đến thời điểm khởi tố vụ án ngày 7-10-2022, bốn công ty nêu trên còn dư nợ 30.081 tỉ đồng của 35.824 trái chủ, không có khả năng thanh toán.
Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới do Trương Mỹ Lan cùng 33 bị can khác thực hiện, Tòa án nhân dân TP.HCM cũng đã tiếp nhận hồ sơ, thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định.