Học phí các trường Đại học công lập thường sẽ mềm hơn so với các trường tư thục của Nhật. Học phí của các trường công lập thường ở mức 535.800 yên/năm (tức 110 triệu đồng). Riêng đối với trường Luật là 804.000 yên/năm. Ngoài ra, số tiền phải đóng khi mới nhập học khoảng 282.000 yên tùy trường (tức gần 60 triệu đồng).
Học phí các trường Đại học công lập thường sẽ mềm hơn so với các trường tư thục của Nhật. Học phí của các trường công lập thường ở mức 535.800 yên/năm (tức 110 triệu đồng). Riêng đối với trường Luật là 804.000 yên/năm. Ngoài ra, số tiền phải đóng khi mới nhập học khoảng 282.000 yên tùy trường (tức gần 60 triệu đồng).
*Phí nhập học: 200,000 JPY (đóng 1 lần)
Ngoài ra, để giảm thiểu học phí đại học ở Nhật, các bạn du học sinh có thể tìm hiểu thêm các chương trình học bổng dành cho học sinh quốc tế. Các bạn tham khảo bài viết này nhé: Thông tin học bổng du học Nhật Bản hệ tiếng Anh.
“Du học Nhật Bản nên chọn trường nào?” hay “Học phí các trường đại học ở Nhật Bản là bao nhiêu?” luôn là niềm băn khoăn mà ai đang có ý định du học Nhật. Chọn trường và ngành học phù hợp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến những năm tháng đại học cũng như tương lai đi làm sau này của bạn, dù bạn có dự định ở lại Nhật hay trở về nước. Hãy cẩn thận kỹ lưỡng khi bạn quyết định chuẩn bị hồ sơ du học Nhật nhé!
Để biết thêm thông tin và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới đây. Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.
👉👉 Jellyfish Việt Nam – Du học trọn uy tín, chọn Jellyfish
✦ Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
✦ Văn phòng chi nhánh: Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
✦ Trụ sở tại Nhật: 4F Westhill Building, Nishigotanda 2-24-4, Shinagawa, Tokyo, Japan
– Trường Luật (School of Law) – Trường Thương mại (School of Commerce) – Trường Chính trị và Kinh tế (School of Political Science and Economics) – Trường Nghệ thuật và Văn hóa (School of Arts and Letters) – Trường Khoa học và Công Nghệ (School of Sciences and Technology) – Trường Nông nghiệp (School of Agriculture) – Trường Quản trị Kinh doanh (School of Business Administration) – Trường Thông tin và Giao tiếp ( School of Information and Communication) – Liên ngành Khoa học Toán học (School of Interdisciplinary Mathematical Sciences) – Trường Nhật ngữ (School of Global Japanese Studies)
Nếu luôn khao khát làm việc và tiếp xúc với những sáng tạo công nghệ đỉnh cao, bạn nên chọn học ngành Thiết kế, Sản xuất và Tin học ứng dụng cũng như Kĩ sư Quản lý hệ thống thông tin và phần mềm.
Thông tin chi tiết từng ký túc xá xem TẠI ĐÂY.
Nhà Quốc tế Kita 14 (sinh viên nam)
Nhà Quốc tế Kita 23 Bldg 1 (cho nam)
Nhà Quốc tế Kita 23 Bldg 2 (cho nữ)
Trường đại học Kyoto cũng là một trong những trường Đại học tốt nhất Nhật Bản, học phí cũng tương tự như đại học Tokyo. Đặc biệt, trường còn có các chương trình học bổng lến đến 100% cho sinh viên quốc tế.
Dưới đây là bảng học phí tham khảo
Để hỗ trợ cho sinh viên xuất sắc, trường có rất nhiều các chương trình học bổng miễn, giảm học phí. Đặc biệt, trường Kyoto hiện đang tuyển sinh chương trình học bổng Kyoto iUp với mức học bổng 100%, trị giá lên đến 2 tỷ VNĐ dành cho sinh viên quốc tế có thành tích cao vào học tại trường.
– School of Letters – School of Education – School of Law – School of Economics – School of Science – School of Medicine – School of Dentistry – School of Pharmaceutical Sciences – School of Engineering – School of Design – School of Agriculture – The 21st Century Program
Đại học Osaka cũng là một trong những trường đại học công lập rất nổi tiếng tại Nhật, luôn nằm trong top đầu các trường có chất lượng giáo dục tốt nhất Nhật Bản.
Cũng tương tự như với các trường công lập, học phí của Đại học Osaka là 535.800JPY/năm, ngoài ra còn có chi phí Nhập học và phí xét tuyển. Dưới đây là thông tin vắn tắt về trường Đại học Osaka:
*Để tìm hiểu kỹ hơn về các ngành học cũng như là chi phí học, phí sinh hoạt tại Đại học Tokyo, bạn ó thể tham khảo bài viết: Trường đại học Osaka.
Ngành học này sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự tương tác giữa con người trong Xã hội. Các môn học bao gồm việc diễn đạt qua phim ảnh và các phương tiện truyền thông đại chúng. Thậm chí, bạn còn được học về lý thuyết Xã hội học đến Nhân chủng học.
Trong khuôn khổ các chương trình học thuộc ngành Tài chính, Kế toán, Marketing, Quản trị nhân sự và Quản trị kinh doanh, bạn sẽ được làm quen với những kĩ năng hữu ích, hứa hẹn mở rộng cánh cửa đưa bạn đến những dự án "trọng đại" trong tương lai.
Việc phát triển năng lực bản thân qua những bài thực hành sáng tạo luôn là điều mà sinh viên các ngành Sáng tạo nghe nhìn, Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa, và Thiết kế video game vô cùng quen thuộc.
Ngành học này sẽ bồi dưỡng khả năng tư duy của bạn cũng như cung cấp cho người học những hiểu biết lịch sử quan trọng, cho phép bạn làm việc trong nhiều nghề khác nhau. Các vấn đề mà ngành học này còn trải dài cho nhiều lình vực như Văn chương, Nghệ thuật và Khoa học Xã hội.
Ngành học này cho phép bạn học về tất cả những khía cạnh liên quan đến cơ thể người để phục vụ cho việc điều trị, chẩn đoán và đánh giá sức khỏe người bệnh. Trong hai lĩnh vực Y khoa và Phẫu thuật, bạn chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thực hành trong quá trình học.
Để đi du học Nhật bản thuận lợi thì đa số các bạn phải tham khảo các kinh nghiệm của những người đi trước, tuy nhiên mỗi người có một chia sẻ trải nghiệm khác nhau, các bạn có thể tự bổ sung thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tinh thần cho tốt sẵn sàng vượt qua mọi thời gian thử thách. Hôm nay trung tâm tư vấn du học Thăng Long xin chia sẻ kinh nghiệm du học Nhật Bản của 1 cựu du học sinh với trải nghiệm học Đại học ở Nhật Bản.
Mỗi trường học có cách giảng dạy khác nhau, cách tổ chức sinh hoạt sẽ khác nhau dưới đây là chia sẻ của cựu du học sinh trường đại học Fukui
Tôi sang Nhật tháng 3/2009, trải qua 2 năm học tiếng Nhật và 4 năm đại học, hiện đang làm việc trong một công ty Nhật.
Không giống Việt Nam, Nga hay Pháp, nước Nhật giống Mỹ, không có xu hướng tập trung các trường đại học về các thành phố trung tâm mà ở mỗi tỉnh, thành phố sẽ có ít nhất một trường đại học quốc lập, ngoài ra sẽ còn các trường công lập trực thuộc tỉnh hay thành phố đó. Các trường đại học ở Nhật phần lớn cũng không là trường chỉ tập trung vào một chuyên môn như Giao thông, Xây dựng, Kiến trúc, Kinh tế, Y… mà thường sẽ là trường tổng hợp, có đầy đủ các khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật, Y dược, Sư phạm.
Tất nhiên sẽ vẫn có những trường trọng điểm quốc gia, trọng điểm vùng hoặc một vài trường trọng điểm ngành và hầu hết các trường này đều nằm ở những thành phố lớn, có thể gọi đây là các trường đại học lớn.
Tôi có hỏi một số người bạn Nhật thì thấy một số lượng không nhỏ người Nhật không thích rời quê để đi nơi khác học tập hay lập nghiệp. Chính vì thế, khó có thể nói những trường đại học quốc lập nằm ở tỉnh lẻ thì không có học sinh xuất sắc thi vào. Tuy nhiên, nếu có những sinh viên tỉnh lẻ đang theo học ở các trường đại học lớn thì chắc chắn họ đã từng là những học sinh cực kỳ ưu tú.
Có một thực tế là đối với người Nhật những trường đại học quốc, công lập cho dù là ở tỉnh thì thật sự là một nơi rất khó để có thể đậu, trường đại học lớn thì còn khó hơn rất nhiền lần. Bởi vậy ở Nhật, nền giáo dục tư nhân khá phát triển, có rất nhiều các trường đại học tư lập nơi phần lớn học sinh Nhật theo học sau khi tốt nghiệp cấp 3 và không thể là số ít người lọt qua cánh của của trường quốc, công lập. Trường đại học tôi đã từng theo học cũng là một trường đại học quốc lập nằm ở tỉnh.
Đúng như bạn Linh đã nêu trong bài viết, một tiết học ở đại học Nhật kéo dài 90 phút, không có giải lao. Thường mỗi môn chỉ có một tiết mỗi tuần, có một số môn ngoại lệ thì tuần có thể có nhiều hơn. Việc một ngày học ở trường suốt từ 9h sáng đến 6, 7h tối là có, đó là những hôm học 5 hay 6 tiết liên tục nhưng không phải tất cả các ngày trong tuần đều như vậy. Ở Nhật cũng học theo hình thức tín chỉ, có một số môn bắt buộc, một số môn bán bắt buộc và còn lại là các môn tự chọn. Mọi người hoàn toàn có thể điều chỉnh lịch học sao phù hợp nhất với bản thân.
Mỗi kỳ học thường kéo dài 16 tuần, tương đương 4 tháng. Mỗi môn sẽ học 15 tiết và tiết cuối cùng sẽ là tiết thi cuối kỳ. Nếu môn nào có thi giữa kỳ thì sẽ là 14 buổi học và 2 buổi dành để thi.
Thi cuối kỳ ở Nhật thì khác hoàn toàn so với ở Việt Nam. Kết thúc 15 tuần, tuần thứ 16 sẽ là tuần thi cuối kỳ, tất cả các môn thi gói gọn trong một tuần và thường lịch thi giống với thời khóa biểu học. Cũng có thể sẽ có một vài môn vì lý do nào đó của thầy giáo mà sẽ được thi sớm hay muộn hơn 1 tuần. Năm học ở Nhật bắt đầu vào tháng 4, tuần thi của kỳ học thứ nhất sẽ là khoảng tuần đầu tháng 8, sau kỳ thi sẽ là kỳ nghỉ kéo dài đến hết tháng 9. Kỳ học còn lại bắt đầu vào đầu tháng 10, kỳ thi cuối kỳ sẽ diễn ra vào thoảng tuần đầu tháng 2, sau kỳ thi lại sẽ là kỳ nghỉ kéo dài đến hết tháng 3.
Ngoài lề một chút nhưng là du học sinh Việt Nam hay Trung Quốc, phần lớn chỉ mong sao Tết diễn ra vào giữa tháng 2 để có thể được về đoàn tụ cùng gia đình, trong 4 năm đại học có duy nhất một lần tôi kết thúc kỳ thi trước khi Tết đến.
Các thầy, cô giáo ở giảng dạy ở trường đại học, tất cả đều là giáo sư hoặc phó giáo sư, tuyệt nhiên không có thạc sĩ hay tiến sĩ đứng lớp. Các thầy, cô giáo đều đang có các công trình nghiên cứu của riêng mình, đây mới là công việc chính của họ và họ cũng thực sự đam mê, nghiêm túc với công việc nghiên cứu.
Các giáo sư, phó giáo sư nhận tiền từ trường, từ chính phủ, từ các đoàn thể và từ các công ty để thực hiện việc nghiên cứu này, việc giảng dạy chỉ chiếm mất của các thầy, cô 1 đến 2 tiết mỗi ngày. Ở Nhật đại học được xem là một nơi dành để nghiên cứu hơn là để học.
Thêm một điều khá thú vị là ở đại học chỉ có bục chứ không có bàn ghế dành cho giảng viên, vì thế suốt 90 phút của tiết học các giáo sư, phó giáo sư chỉ đứng.
Bạn có thể đến lớp đúng giờ, có thể vào lớp giữa buổi, có thể về giữa chừng, tất cả đều không bị ý kiến. Tất nhiên có những môn sẽ có điểm danh, cũng có những giáo sư không điểm danh, bạn có thể đi học hoặc không, miễn là bạn thi qua.
Một số hình thức điểm danh phổ biến là quẹt thẻ sinh viên hoặc chuyền tay danh sách lớp và ghi tên mình vào đó. Với môn có điểm danh, bạn đảm bảo phải đi học trên 2/3 số buổi thì mới đủ tư cách dự thi cuối kỳ, tức với 16 tuần học mỗi kỳ, sẽ phải đi học ít nhất 11 buổi và được quyền nghỉ 4 buổi, 1 buổi sẽ là buổi thi. Nhật chấm điểm thao thang điểm 100, nếu bạn đạt từ 60 điểm trở lên, bạn vượt qua kỳ thi, bằng không sẽ phải học lại vào năm tới.
Trong các năm học ở đại học, năm 1 thì nhiều môn nhưng dễ và học nhàn vì phần nhiều là các môn đại cương. Năm 2, năm 3 thì ít môn hơn nhưng cũng khó hơn vì bắt đầu đi sâu vào chuyên môn. Sau khi kết thúc 3 năm học, nếu đạt đủ số tín chỉ yêu cầu, sẽ được lên năm 4.
Đầu năm 4 hoặc có 1 số trường sớm thì là từ kỳ học thứ 2 của năm 3, các sinh viên sẽ được chia về các phòng nghiên cứu, mỗi giáo sư sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn cho 3-5 sinh viên. Lúc này, nếu không phải học lại các môn bị rớt ở những năm trước thì sẽ chỉ phải lên lớp cực kỳ ít. Thời gian chủ yếu sẽ là ở phòng nghiên cứu, đọc các tài liệu liên quan đến luận văn, làm thực nghiệm ở các phòng thí nghiệm hoặc mô phỏng trên máy tính đối với các đề tài không cần tiến hành thực nghiệm. Tất nhiên với những kiến thức học được trong 3 năm trước, sinh viên năm 4 mới chỉ là những người giúp việc cho giáo sư hay thạc sĩ, tiến sĩ ở phòng nghiên cứu đó chứ khó có thể hiểu cặn kẽ về công trình nghiên cứu hiện tại, ngay cả đề tài luận văn tốt nghiệp cũng chỉ là một nhánh nhỏ trong công trình của giáo sư. Mỗi tuần sẽ có những buổi thảo luận nhóm, phát biểu nhóm và trao đổi trực tiếp với giáo sư hướng dẫn. Cứ như vậy kéo dài suốt 1 năm cho đến khi phát biểu luận văn tốt nghiệp.
Ở mỗi trường đại học tại Nhật Bản sẽ có rất nhiều câu lạc bộ – là nơi tập trung những người cùng chung một đam mê, sở thích nào đó. Có thể là Âm nhạc, thể thao, hội họa… hay thậm chí là máy bay mô hình. Các câu lạc bộ sẽ hoạt động riêng lẻ, không chịu sự quản lý của một khoa hay lớp nào, mỗi câu lạc bộ có thể có đầy đủ các thành viên trải đều từ năm 1 đến năm 4.
Mỗi năm các trường đại học sẽ tổ chức một lễ hội kéo dài khoảng 3 ngày, không xuyên đêm. Ở đây sẽ có các quán ăn do chính các sinh viên tự đứng ra kinh doanh, sẽ có biểu diễn ca nhạc do các câu lạc bộ âm nhạc tổ chức, sẽ có trình diễn máy bay mô hình của câu lạc bộ máy bay mô hình. Du học sinh các nước thường sẽ đăng ký bán đồ ăn của nước mình, mục đích là để giới thiệu đất nước đến với bạn bè Nhật.
Với những điểm tích cực được nêu ở trên, có thể nhiều người sẽ cho rằng đây thực sự là môi trường giáo dục lý tưởng và đáng được xem là hình mẫu để học tập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng nền giáo dục đại học Nhật không hẳn là không còn những tồn tại.
Bạn Nhật Linh có đưa ra hình tượng sinh viên Nhật rất ngoan và gương mẫu. Tuy nhiên, bằng những trải nghiệm thực tế, tôi lại không thấy như vậy. Lớp học ở đại học Nhật thật sự thoải mái, giảng viên cứ giảng còn sinh viên có thể làm mọi thứ họ muốn từ ngủ, lướt Facebook, chơi game hay thậm chí đi ra ngoài miễn sao không làm ồn và làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Về trang phục, thậm chí có thể mặc quần áo ngủ, đi dép lê và không ít sinh viên Nhật hàng ngày đến lớp với bộ dạng này.
Lớp học ở Nhật cũng không thực sự sôi nổi, thường sẽ là xu hướng một chiều, giảng viên giảng và sinh viên nghe.
Ít thấy sự tham gia phản biện hay phát biểu, bày tỏ quan điểm của sinh viên Nhật. Không khí lớp học tẻ nhạt hơn rất nhiều so với một lớp học ở đại học Mỹ hay các nước phương Tây. Lớp học hầu như không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò sẽ rất khó để phát huy sự sáng tạo của sinh viên.
Ở những lớp học ngôn ngữ do có sự góp mặt của sinh viên đến từ nhiều quốc gia nên phần nào sẽ sôi nổi, thú vị hơn.Một giáo sư người Nhật đang công tác tại một trường đại học ở Mỹ sau khi nhận giải Nobel đã lên án môi trường giáo dục bảo thủ và thụ động này của Nhật. Mối quan hệ thầy trò ở Nhật cũng không thật sự thân thiết, nếu bạn không phải là sinh viên năm 4 đang thuộc phòng nghiên cứu của giáo sư thì 95% là giáo sư không biết tên bạn.
Với những sinh viên chăm chỉ, rất nghiêm túc với việc học ở trường, họ là những sinh viên xuất sắc. Tuy nhiên, cũng có không ít sinh viên học theo hình thức đối phó. Họ sẽ chơi suốt cả kỳ và chỉ học trước khi kỳ thi bắt đầu 1 đến 2 tuần.
Trước và trong tuần thi, thư viện sẽ chật kín chỗ còn các lớp học sáng đèn đến 3, 4 giờ sáng là chuyện rất bình thường. Chính bởi việc học một cách đối phó này nên các các kiến thức sẽ bị quên ngay sau khi kỳ thi kết thúc. Các sinh viên Nhật sau khi ra trường thường không thể sử dụng được ngay mà các công ty thường phải bỏ một khoảng thời gian không ngắn để đào tạo lại từ đầu, một phần là do hệ quả của việc học không thực sự nghiêm túc ở đại học, một phần nữa là do các kiến thức được học ở đại học không mang tính thực tiễn cao.
Ở đại học Nhật, các câu lạc bộ sẽ hoạt động rất sôi nổi nhưng sẽ không hoạt động tập thể theo lớp. Lớp sẽ không có lớp trưởng, không có thủ quỹ… vì sẽ chẳng có hoạt động gì theo đơn vị lớp. Sẽ không có giải thể thao toàn trường, sẽ không có liên hoan văn nghệ toàn trường và cũng sẽ không có giao lưu giữa các lớp, các khoa với nhau. Nếu bạn muốn tham gia một hoạt động tập thể hay ngoại khóa thì chỉ có cách gia nhập một câu lạc bộ nào đó. Đây cũng là một điểm mà tôi không thích ở đại học của Nhật.
Gần đây, những gì thuộc về Nhật Bản dường như đều trở thành hình mẫu trong suy nghĩ của người Việt. sẽ có những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề được đặt ra.
Tuy nhiên, bản thân người viết nhận thấy môi trường giáo dục đại học ở Nhật không phải thực sự là lý tưởng như cách nhiều người vẫn hình dung.
Suy cho cùng, dù trong môi trường học như thế nào thì sự nỗ lực của từng cá nhân vẫn là yếu tố cốt lõi để đi đến thành công.
Trên đây là một vài chia sẻ của cựu du học sinh trường đại học Fukui, thực tế thì mỗi trường có một cách giảng dạy khác nhau cũng như cách tổ chức sinh hoạt khác nhau do vậy các bạn có thể tìm hiểu từng trường và theo sở thích lựa chọn ngôi trường phù hợp với mình nhất.
Các bài viết được quan tâm nhiều nhất.
Học phí các trường Đại học ở Nhật Bản là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất khi có ý định du học Nhật. So với các nước đi du học phổ biến khác, chi phí du học Nhật Bản tự túc thuộc loại rẻ, mà chất lượng đào tạo lại đứng top đầu thế giới.
Do đó, ngày càng nhiều người có mong muốn và nhu cầu du học Nhật Bản. Hệ thống trường Đại học của Nhật gồm 2 loại, trường công lập và trường tư thục, với mức học phí và phí nhập học khác nhau.
Mục lục1. Học phí đại học ở Nhật – Đại học Tokyo (東京大学, Tokyo Daigaku)2. Học phí đại học ở Nhật – Trường Đại học Kyoto (京都大学, Kyoto Daigaku)3. Trường Đại học Hokkaido (北海道大学, Hokkaido Daigaku)4. Trường Đại học Kyushu (九州大学, Kyushu Daigaku)5. Trường Đại học Tohoku (東北大学, Tohoku Daigaku)6. Học phí đại học ở Nhật – Trường Đại học Tsukuba (筑波大学, Tsukuba Daigaku)7. Học phí đại học Osaka7. Trường Đại học Waseda (早稲田大学, Waseda Daigaku)8. Trường Đại học Keio (慶応義塾大学, Keio Gijuku Daigaku)8. Trường Đại học Sophia (上智大学, Zyouchi Daigaku)9. Trường Đại học Meiji (明治大学, Meiji Daigaku)10. Trường Đại học Rikkyo (立教大学, Rikkyo Daigaku)11. Trường Đại học Ritsumeikan (立命館大学: Ritsumeikan Daigaku)