Xe đạp điện trợ lực là loại xe đạp có pedan giống như xe đạp thường. Xe có động cơ điện hỗ trợ lực. Giảm lực đạp khi đi xe, đạp xe nhẹ nhàng. Cảm giác như có người đẩy từ phía sau. Xe sử dụng nguồn điện là pin.
Xe đạp điện trợ lực là loại xe đạp có pedan giống như xe đạp thường. Xe có động cơ điện hỗ trợ lực. Giảm lực đạp khi đi xe, đạp xe nhẹ nhàng. Cảm giác như có người đẩy từ phía sau. Xe sử dụng nguồn điện là pin.
Tại mỗi nước chiếc xe đạp trợ lực có luật quy định riêng. Ở Nhật Bản, Xe đạp điện trợ lực có tốc độ tối đa là 25km/h và động cơ có công suất là 250W. Nhưng ở Canada tốc độ tối đa xe đạp trợ lực là 20Mph tức 32km/h và công suất động cơ 500w. Tại Mỹ tốc độ tối đa là 20 dặm/giờ (32Km/h) và công suất động cơ 700w.
Dòng xe đạp điện trợ lực phù hợp ai có nhu cầu kết hợp đi lại và tập thể dục hàng ngày. Xe đi giống xe thường. Khi không đạp, động cơ ngừng hỗ trợ lực, xe từ từ dừng lại. Do đó, với đối tượng là học sinh, người trung niên dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông.
Lịch sử hình thành và các hãng xe đạp trợ lực nổi tiếng tại Nhật
Chiếc xe đạp điện đầu tiên của Nhật Bản được Panasonic sản xuất năm 1979. Tuy nhiên, nó không được bán rộng dãi do người lái xe cần có bằng lái thì mới tham gia giao thông. Phải cho tới năm 1996 chiếc xe đạp điện hỗ trợ lực (SAKA Road on the Sun) được sản xuất rộng dãi. Nó được người tiêu dùng Nhật bản đón nhận rộng dãi do xe điện trợ lực không cần bằng lái. Nhiều khách hàng đã cảm thấy thỏa mái khi đi xe. Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Chiếc xe đạp điện trợ lực đầu tiên của hãng Yamaha sản xuất vào năm 1993. Ngày 1/11/1993 nó được giới thiệu công chúng. Chỉ sau nửa năm ngày 1/04/1994 nó được bán toàn quốc. Và nó không ngừng được cải tiến để phục vụ tốt nhất nhu cầu người dùng. Hiện nay có 3 công ty chính sản xuất và bán xe đạp điện tại Nhật Bản là Panasonic, Yamaha và Bridgestone. Trong đó Bridgestone và Yamaha là đối tác của nhau (OEM). Bridgestone chuyên về khung xe, trong khi Yamaha chuyên về pin xe. Đó là lý do tại sao nhiều mẫu xe đạp của Yamaha và Bridgestone có thiết kế và tính năng tương tự nhau. Có thể nói nó giống nhau 95%.
Panasonic tự sản xuất pin, khung và phụ kiện. Với tư cách là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Chất lượng xe khá tương đương nhau. Vì vậy, bạn có thể chọn xe theo kiểu dáng mà mình thích mà không cần quá lo lắng về chất lượng. Những phiên bản đầu tiên hướng tới người dùng ở lứa tuổi trung niên. Nhưng hiện nay nó được thiết kế phù hợp nhiều đối tượng học sinh, bà nội trợ mua sắm, phong cách thể thao, cá tính.
Tại sao ở Nhật chỉ sản xuất xe đạp điện trợ lực?
Chúng tôi không thực sự hiểu hết lí do của vấn đề trên, có quy định nào ở Nhật Bản điều chỉnh vấn đề này hay không, nhưng chúng tôi tin rằng các công ty Nhật Bản luôn có căn cứ xác đáng cho các quyết định.
Theo thống kê từ BicycleFact, hiện thế giới có khoảng 1 tỉ chiếc xe đạp và riêng ở Nhật có 73 triệu chiếc, đứng hàng thứ ba thế giới sau Trung Quốc (450 triệu chiếc) và Mỹ (100 triệu chiếc), bình quân 56,9% dân số Nhật dùng xe đạp trợ lực.
Một chiếc xe đạp tại Nhật khi tham gia giao đông đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn, thân thiện môi trường … Và được dán tem đảm bảo của hiệp hội xe đạp Nhật (BAA)
Đó có thể là một trong lý do tại sao ở Nhật và người Nhật yêu thích và chỉ sử dụng xe đạp điện trợ lực mà không có loại xe máy điện, xe đạp điện như mẫu của Trung Quốc.
Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực đào tạo ra các kỹ sư công nghệ về bảo dưỡng, sửa chữa, đăng kiểm, kinh doanh trong lĩnh vực ô tô. Ngành Cơ khí động lực ra đời và phát triển lớn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người về cơ khí động lực. Dưới đây là những thông tin cơ bản của ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã ngành: 7520116) là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngành học này còn liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.
Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. Ngoài những lĩnh vực cốt lõi trên, kĩ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ như thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD), và quản lý vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống nhiệt và làm lạnh, hệ thống giao thông, máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí và những cái khác.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tính toán, kiến thức cơ sở ngành hiện đại (liên quan đến cơ học chất lỏng, điều khiển điện - điện tử…); có kiến thức chuyên ngành về động cơ đốt trong; công nghệ ô tô; máy thi công; thiết bị thủy khí; có năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề kỹ thuật; khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến Cơ khí nói chung và Cơ khí động lực nói riêng.
Sinh viên theo học ngành này sẽ đào tạo cơ sở nền vững chắc về cơ khí chế tạo máy, thiên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo các linh kiện phụ trợ ô tô và máy Động lực, ngoài ra trang bị sinh viên chuyên sâu lĩnh vực khai thác (chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chửa), kiểm định, kinh doanh dịch vụ ô tô, xe chuyên dùng, máy xây dựng và hoán cải các phương tiện giao thông.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
Vật lý đại cương – Thí nghiệm vật lý
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần )
Kinh tế và Quản lý doanh nghiệp
Quản trị dự án phát triển sản phẩm
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Ứng dụng máy tính trong thiết kế kỹ thuật
Truyền động thủy lực và khí nén ứng dụng
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần )
Thiết kế và tính toán động cơ đốt trong
Thiết kế và tính toán ô tô – Máy kéo
Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ
Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô
Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô
Nhập môn kỹ thuật Cơ khí Động lực
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 13 học phần)
Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô
Nhiên liệu mới ứng dụng cho động cơ và ô tô
Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô
Thực tập cơ khí (nguội, hàn, gia công cơ khí,…)
Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ – Thực tập
Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô - Thực tập
Kỹ thuật kiểm định ô tô – Thực tập
Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô – Thực tập
Kỹ thuật điều khiển tự động – Thực tập
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 5 học phần )
Khảo nghiệm hệ thống nhiên liệu Diesel - Thực tập
Thử nghiệm ô tô và động cơ - Thực tập
Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô – Thực tập
Lập trình điều khiển – Thực tập
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung
Khóa luận tốt nghiệp (Kỹ thuật Cơ khí Động lực)
Chuyên đề 1: Ô tô điện và Hybrid
Chuyên đề 2: Động cơ đốt trong thế hệ mới
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể đảm nhận công việc tại các công ty như công ty liên doanh như TOYOTA, HONDA, THACO, HYUNDAI, DOOSAN, AUDI… và các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông của các tỉnh. Cụ thể các vị trí công việc sau:
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật cơ khí động lực. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.