Nghị Quyết 36 Của Bộ Chính Trị Về Công Nghệ Sinh Học

Nghị Quyết 36 Của Bộ Chính Trị Về Công Nghệ Sinh Học

về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Th10 Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

Ngày 26/10/2023, Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Công Thương về việc giao phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Giấy Việt Nam đối với đồng chí Cao Văn Sơn – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty.

Tham dự Hội nghị về phía Bộ Công Thương có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn – Ủy viên Ban cán sự Đảng, Vụ Trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đồng chí Nguyễn Thế Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đồng chí Nguyễn Hoàng Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; đồng chí Lưu Anh Tuấn – Kiểm soát viên Bộ Công Thương tại VINAPACO cùng chuyên viên các vụ Bộ Công Thương. Về phía Tổng công ty Giấy Việt Nam có đồng chí Cao Văn Sơn – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên; đồng chí Lê Công Hoàng – Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty; đồng chí Đào Ngọc Cường – Phó Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, trưởng các phòng, ban chuyên môn, đơn vị hạch toán báo sổ, đơn vị hạch toán phụ thuộc và các tổ chức đoàn thể trực thuộc Tổng công ty.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Công Thương công bố Quyết định số 2739/QĐ-BCT ngày 18/10/2023 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về việc giao Phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Giấy Việt Nam đối với đồng chí Cao Văn Sơn – Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty.

Đồng chí Nguyễn Thế Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương công bố Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về việc giao Phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Giấy Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn – Vụ Trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Cao Văn Sơn – Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty.

Đồng chí Lê Công Hoàng – Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty tặng hoa chúc mừng đồng chí Cao Văn Sơn

Đồng chí Cao Văn Sơn – Phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty phát biểu nhận nhiệm vụ

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Cao Văn Sơn cảm ơn sự quan tâm tín nhiệm, tin tưởng tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam. Đồng chí khẳng định sẽ luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ trên cương vị mới, đoàn kết đồng lòng cùng Ban lãnh đạo Tổng công ty thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương đưa Tổng công ty Giấy Việt Nam ngày càng phát triển.

Ngày 16/02, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình).

Chương trình xác định mục tiêu tổng quát là chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.

Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các bạn quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu nêu trên, Chương trình xác định 05 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp, đó là:

(1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động lao động.

(2) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động.

(3) Đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(4) Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế

(5) Quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: (i) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương; các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; (ii) Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và bảo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Căn cứ vào Chương trình, chủ động lập kế hoạch, dự toán kinh phí, xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình cùng với các hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình. Kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm và đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Xây dựng và triển khai Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của địa phương mình cho giai đoạn 2021 – 2025.

Xem chi tiết Nghị quyết tại đây!