1 ngày | 5 ngày | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng
1 ngày | 5 ngày | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng
Xuất khẩu nông sản của Hà Lan giữ vững tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm một phần do nguồn tài chính nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua (khoảng 2% GDP), tập trung vào việc tăng năng suất trong khi giảm sự phụ thuộc vào năng lượng, nước và đầu vào (các nhà kính gần như đã loại bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu).
Chỉ riêng năm 2022, tổng chi tiêu cho R&D và đổi mới ở Hà Lan lên tới khoảng 9,9 tỷ euro. Có ba ví dụ giúp ngành nông nghiệp nước này trở nên bền vững hơn. Đại học Wageningen đã có vụ chuối Hà Lan trồng tại địa phương đầu tiên bằng cách sử dụng hỗn hợp đất thay thế làm từ than bùn dừa và len đá. Quá trình này đảm bảo không có loại nấm nào xâm nhập vào sản phẩm qua đất xấu và nhìn chung tạo ra một quy trình trồng chuối hiệu quả.
Công ty Nijsen/Granico của Hà Lan sản xuất khoảng 90.000 tấn thức ăn chăn nuôi mỗi năm hoàn toàn từ chất thải thực phẩm của con người và do đó tạo ra một chu trình sản xuất thịt bền vững hơn nhiều. Toàn bộ “trang trại nổi” mới của Rotterdam, cho bò ăn thức ăn thừa từ các nhà hàng địa phương được thu gom bằng xe tải chạy điện từ GroenCollect. Cả phân bò cũng được thu gom và bán, khiến trang trại nổi phát triển khá bền vững.
Không có gì ngạc nhiên khi nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có vấn đề nhất về phát thải toàn cầu và biến đổi khí hậu. Kể từ đầu thế kỷ này, nhiều nông dân đã giảm tới 90% sự phụ thuộc vào nước đối với các cây trồng chủ chốt. Nông dân Hà Lan cũng đã loại bỏ gần như hoàn toàn việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong nhà kính.
Nhưng muốn nuôi sống 8 tỷ người và chống biến đổi khí hậu vào năm 2050 vẫn còn nhiều việc phải làm. Người Hà Lan đã đi tiên phong trong lĩnh vực nuôi cấy tế bào, canh tác thẳng đứng, công nghệ hạt giống và robot trong vắt sữa và thu hoạch – dẫn đầu những đổi mới tập trung vào việc giảm sử dụng nước cũng như giảm lượng khí thải carbon và metan.
Người Hà Lan cũng ngày càng nhận thức được về tác động khí hậu đối với xuất khẩu nông sản. Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều cải tiến nông nghiệp thú vị của Hà Lan trở thành tâm điểm chú ý. Với đất đai hạn chế và khí hậu mưa nhiều, người Hà Lan đã trở thành bậc thầy về tính hiệu quả.
Mặc dù vậy, vẫn có những thách thức còn tồn tại khi ngành công nghiệp nhà kính phát triển mạnh mẽ một phần nhờ năng lượng rẻ nhưng Tây Âu hiện đang phải đối mặt với giá khí đốt tăng cao. Bên cạnh đó, các hoạt động chăn nuôi thâm canh của Hà Lan cũng gặp rủi ro. Liên minh chính phủ bảo thủ đã cam kết giảm một nửa lượng khí thải nitơ vào năm 2030, điều này sẽ đòi hỏi phải giảm đáng kể số lượng động vật được nuôi tại Hà Lan.
Đang là nhân viên trung tâm y tế ở Bạc Liêu, Lý Khoa Đăng lên TP HCM học thạc sĩ hai ngành của hai trường khác nhau và đều tốt nghiệp thủ khoa.
Lý Khoa Đăng tốt nghiệp thủ khoa cao học khối ngành Kinh tế - Quản lý công, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM, hôm 27/11. Trước đó, chàng trai 29 tuổi, quê Bạc Liêu cũng là thủ khoa cao học ngành Dược, Đại học Y Dược TP HCM. "Thành tích này như một giấc mơ, vượt ngoài kỳ vọng của tôi. Tôi biết ơn thầy cô và biết ơn chính mình vì đã đối mặt với nhiều thử thách để đem lại điều đặc biệt cho bản thân", Đăng chia sẻ.
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016, Đăng trở thành nhân viên Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai ở quê nhà. Đăng nói khi nhìn thấy nhiều người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không đủ tiền lên tuyến trên điều trị, anh muốn đi học để có thêm kiến thức và kỹ năng, giúp ích được nhiều hơn. Được cơ quan hỗ trợ về thời gian, học phí, chi phí sinh hoạt, Đăng thi và đỗ thủ khoa đầu vào chương trình thạc sĩ ngành Dược lý, Đại học Y Dược TP HCM, cách nhà 350 km hồi năm 2018.
"Tôi trân trọng cơ hội đáng quý này", Đăng nói.
Lý Khoa Đăng trong buổi chụp hình tại Đại học Quốc tế hôm 19/11. Ảnh: NVCC
Sau hai năm đi làm, đã tích lũy nền tảng căn bản về lâm sàng nên trở lại việc học, Đăng cảm giác "đang tận hưởng kiến thức". Học ngành Dược được 6 tháng, Đăng tìm hiểu về ngành Quản lý công sau khi nghe một người bạn Lào giới thiệu. Nhận thấy đây là kiến thức mình còn thiếu, Đăng quyết định tự bỏ tiền đi học tại Đại học Quốc tế. Từ thứ hai đến thứ sáu, Đăng học tại Đại học Y Dược TP HCM và thứ bảy, chủ nhật sang trường còn lại.
Làm việc tại một cơ sở y tế công lập nên theo Đăng việc học cao học Dược giúp củng cố kiến thức chuyên môn, trong khi ngành Quản lý công lại phát triển kỹ năng quản lý và cách làm việc có tính hệ thống. Dù vậy, Đăng gặp khó khăn với hai môn Kinh tế và Quản trị do không có kiến thức cơ bản. Để theo kịp bài giảng, Đăng thường ghi âm, chép bài đầy đủ để về nghe lại, rồi tìm đọc sách kinh tế và các tài liệu liên quan. Biết Đăng là học viên chuyên ngành khác, các giảng viên cũng chủ động lấy ví dụ thực tiễn và hỗ trợ khi Đăng cần giúp đỡ.
Khối lượng kiến thức lớn ở cả hai trường khiến Đăng phải lập kế hoạch học tập, áp dụng kỹ thuật lặp lại ngắt quãng nhằm tạo trí nhớ dài dạn. Sau một hoặc ba ngày, hoặc một tuần, Đăng đọc lại kiến thức của những ngày trước để ghi nhớ. "Khi có quá nhiều kiến thức, tôi cố gắng đưa kiến thức đó về những quy tắc chung, mang tính thực tiễn và nắm chắc nó", Đăng nói.
PGS.TS. Mai Ngọc Khương (phải) chúc mừng học trò trong lễ tốt nghiệp tại Đại học Quốc tế hôm 27/11. Ảnh: NVCC
Đăng cho biết, thời điểm áp lực nhất là hồi giữa năm 2019 khi vừa phải viết đề cương luận văn ở Đại học Y Dược TP HCM vừa thi nhiều môn ở Đại học Quốc tế. "Mỗi ngày tôi chỉ ngủ 2-3 tiếng. Để tạo động lực cho bản thân, tôi thường nhìn lại ngày hôm qua và hôm trước mình đã đạt được những kiến thức gì", Đăng nhớ lại.
Cuối năm 2020, Đăng bảo vệ luận văn thạc sĩ ở Đại học Y Dược TP HCM với điểm số 9,6/10. Ông Huỳnh Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai, nói "hãnh diện và tự hào" khi có một nhân viên như Đăng. Ông cho hay trong công việc, Đăng là nhân viên có đạo đức, tác phong và chuyên môn tốt, nhiệt tình với các công tác xã hội. "Đăng có tinh thần cầu tiến cao và những kiến thức cậu ấy lĩnh hội được sẽ tham mưu tốt cho ban giám đốc", ông Dũng cho biết.
Trở về với công việc ở trung tâm y tế nhưng cuối tuần, Đăng vẫn lên TP HCM trọ để hoàn thành chương trình ở Đại học Quốc tế. Cứ 23h thứ sáu hàng tuần, Đăng ngồi xe 5-6 tiếng từ Bạc Liêu lên TP HCM để kịp giờ học buổi sáng. Trưa chủ nhật học xong, anh lại bắt xe về nhà để hôm sau đi làm. "Giai đoạn đó rất tốn kém nhưng chỉ cần tới nơi, tiếp nhận kiến thức làm thay đổi hoàn toàn nhân sinh quan, tôi rất thích. Trong tuần, lúc nào tôi cũng mong đến cuối tuần để đi học", Đăng kể.
Tháng 5/2021, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các trường chuyển sang học trực tuyến, Đăng vừa tham gia chống dịch, vừa học online trong bộ đồ bảo hộ. Trong lúc chờ để giao vật tư y tế cho các khu điều trị, Đăng tranh thủ nghe bài giảng online, dùng máy tính quay lại màn hình để buổi tối mở ra xem những phần bị lỡ. Anh cũng đeo tai nghe để nghe bài giảng những lúc trống việc.
Tháng 6/2022, Đăng bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đạt 91,2/100 điểm. Với kết quả học tập xuất sắc, anh một lần nữa tốt nghiệp thủ khoa đầu ra.
Đăng tư vấn cho người bệnh sử dụng thuốc tại Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai. Ảnh: NVCC
Tốt nghiệp ở cả hai trường, Đăng có bốn bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước. Hướng nghiên cứu của Đăng chủ yếu về những yếu tố tác động đến động lực làm việc và hiệu suất công việc của nhân viên y tế khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Là người hướng dẫn Đăng, PGS.TS. Mai Ngọc Khương, giảng viên môn Xây dựng và Thực thi chính sách công tại Đại học Quốc tế, đánh giá cao tinh thần học tập, kỹ năng viết khoa học, thu thập và xử lý dữ liệu của học trò. Ông cũng khâm phục cậu sinh viên Bạc Liêu về khả năng sắp xếp thời gian để cân bằng việc học giữa hai trường.
"Đăng là một tài năng. Tôi hài lòng và thấy may mắn khi có duyên gặp một học viên sáng dạ, chỉn chu và có những đóng góp cho cộng đồng", PGS Khương nhận xét. Theo PGS Khương, nếu khả năng tiếng Anh của Đăng được cải thiện, ông tin học trò sẽ có bài công bố trên các tạp chí quốc tế. "Trong tương lai, Đăng sẽ làm được", thầy Khương chia sẻ.
Trở về nơi công tác, Đăng nói ngoài công việc là Tổ trưởng Tổ Dược lâm sàng, anh sẽ tham gia phát triển phong trào nghiên cứu khoa học ở đơn vị. Nếu có cơ hội, Đăng muốn học lên tiến sĩ.
"Nhiều người nghĩ tôi học quản lý công với tham vọng trở thành quản lý nhưng mục tiêu của tôi không phải để làm sếp. Tôi có thể là một nhân viên am hiểu về quản lý công và dùng kiến thức đó tham mưu tốt cho cấp trên, giúp việc cho cơ quan", Đăng nói.