“Tái định cư là gì?” hay “đất tái định cư là gì?” không phải là những thuật ngữ quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và đúng về chủ đề này. Cùng tìm hiểu những thông tin và kinh nghiệm khi mua đất tái định cư qua bài viết dưới đây.
“Tái định cư là gì?” hay “đất tái định cư là gì?” không phải là những thuật ngữ quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và đúng về chủ đề này. Cùng tìm hiểu những thông tin và kinh nghiệm khi mua đất tái định cư qua bài viết dưới đây.
Tách sổ đỏ khu đất tái định cư được hiểu đơn giản là chia thửa đất đó thành nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn. Còn theo quy định của pháp luật, tách sổ đỏ đất tái định cư là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau thủ tục thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…
Về mặt pháp lý, đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và người sở hữu đất hợp pháp này hoàn toàn có các quyền như các loại đất khác. Do vậy, đất tái định cư có thể tách sổ đỏ nếu nó đảm bảo các điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật:
Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ có thể dùng các loại giấy tờ sau:
Hình ảnh minh hoạ: Đất tái định cư được cấp sổ đỏ
Người mua có thể tìm kiếm hàng loạt thông tin về rao bán đất tái định cư chỉ với vài cú click chuột. Tuy nhiên người mua, bán cần tìm hiểu về cách giao dịch đất tái định cư đúng quy định của pháp luật
Trường hợp đất tái định cư đã được cấp sổ đỏ, chủ sở hữu sẽ có đầy đủ các quyền sử dụng, mua bán mảnh đất đó như các mảnh đất thông thường.
Với trường hợp đất tái định cư chưa được cấp sổ đỏ, việc giao dịch lúc này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lí do là vì theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013, điều kiện bắt buộc để được chuyển quyền sử dụng đất là có sổ đỏ. Vì thế, bên mua và bên bán sử dụng hợp đồng ủy quyền để giao dịch, nghĩa là bên mua có toàn quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, tặng với mảnh đất đó.
Trên đây là thông tin chi tiết về tái định cư là gì, đất tái định cư là gì, các trường hợp được cấp và những thủ tục nên làm khi giao dịch đất tái định cư. Hy vọng Quý khách hàng đã có thêm kiến thức cần thiết để mua bán đất tái định cư an toàn.
*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
*Hình ảnh trong bài viết mang tính minh hoạ.
Theo Quyết định số 4962 của UBND TP Hà Nội ban hành tháng 12/2022, giai đoạn 2021 đến 2025, thành phố cần đầu tư cải tạo, xây dựng hơn 7.100 căn hộ mới, tương đương khoảng 565.000m2 sàn để đáp ứng nhu cầu tái định cư. Song tại Hà Nội còn nhiều khu tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác khiến người dân xót xa.
Khu tái định cư Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị bỏ hoang nhiều năm nay, một phần dự án bị biến tướng thành nơi trồng rau, nuôi gà của người dân. Dự án xây dựng nhà tái định cư Trần Phú được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2010 nhằm phục vụ giải phóng mặt bằng Công viên Tuổi trẻ Thủ đô.
Hiện, dự án này có 2 tòa nhà chung cư cao 9 và 15 tầng được xây dựng từ năm 2018 đã cơ bản hoàn thiện, nhưng bị bỏ hoang.
Tại các lối lên tòa nhà và hầm gửi xe cỏ mọc um tùm, nhiều hạng mục của khu chung cư xuống cấp, nứt toác.
Theo phê duyệt chủ trương đầu tư thời điểm năm 2010, dự án có tổng kinh phí hơn 760 tỷ đồng với quy mô 4 cụm nhà chung cư cao tầng (từ 9 đến 15 tầng) có chức năng là nhà ở với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh.
Các khu vực trồng cây hoa, lối lên xuống của dự án thành nơi trồng rau của người dân.
Trên đường Khuyến Lương (phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội), đã nhiều năm qua, người dân xung quanh quen với việc hai tòa nhà chung cư tái định cư không có người ở.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào thời điểm đầu tháng 8/2023 cho thấy, 2 tòa chung cư đã hoàn thiện thô, các lối vào khu chung cư bị bịt kín, một số người dân đã tận dụng khu vực sân làm nơi đỗ xe, phơi nông sản, một số lối vào cỏ mọc um tùm.
Một số người dân sinh sống quanh khu chung cư tận dụng các bãi đất trống cải tạo thành nơi trồng rau.
Tại dự án tái định cư Đền Lừ III, phố Tân Mai (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội), 3 tòa nhà được hoàn thành vào năm 2017, nhưng đến nay vẫn trong tình trạng bỏ không, phơi mưa nắng.
Các lối dẫn xuống hầm để xe, cửa chính vào khu chung cư đều bị bịt kín. Chứng kiến cảnh khu tái định cư Đền Lừ III ngày một xuống cấp, khiến bà Hoàng Thị Lan Anh (67 tuổi, sống tại phố Tân Mai, phường Hoàng Văn Thụ) không khỏi xót xa.
"Mỗi lần đi tập thể dục qua đây, thấy khu tái định cư bị bỏ hoang tôi xót lắm. Nhiều người đang phải chật vật tìm chỗ mưu sinh, đây xây xong lại bỏ hoang là cực kỳ lãng phí", bà Lan Anh thở dài bộc bạch.
Do bỏ hoang đã lâu, nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, một số người dân tận dụng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, nơi đây được sử dụng làm nơi cách ly, điều trị bệnh nhân, nhưng sau khi kết thúc trưng dụng, tòa nhà lại để không.
Phía sau khu tái định cư Đền Lừ III ngập úng không có chỗ thoát nước, rác thải bủa vây gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị.
Không chỉ các khu tái định cư tại địa bàn quận Hoàng Mai bị bỏ hoang, khu giãn dân ở phường Thượng Thanh (quận Long Biên, Hà Nội) cũng trong tình trạng tương tự.
Khu nhà giãn dân phố cổ Hà Nội rộng khoảng 30 ha tọa lạc trên đường Lý Sơn mới thuộc địa bàn phường Thượng Thanh. Mặc dù đã hoàn thiện nhưng theo ghi nhận của phóng viên, những căn nhà ở của dự án này đã đắp chiếu nhiều năm nay và đang có dấu hiệu xuống cấp.
Hệ thống mái che trước sảnh và đường dẫn xuống hầm tòa nhà bị vỡ kính, thủng nhiều chỗ, cây cỏ mọc um tùm tại khu vực hành lang, lối đi. Thời điểm dịch Covid-19 khu chung cư này trở thành nơi cách ly y tế. Đến nay, nhiều bộ quần áo bảo hộ trong phòng, chống dịch vẫn còn sót lại, vứt vương vãi gây mất vệ sinh, mỹ quan.
GS. Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) đánh giá, việc xây dựng các khu tái định cư là đúng đắn với các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Song, sau khi xây dựng nhiều người không muốn đến các khu tái định cư để sinh sống vì tại đây không phù hợp với cuộc sống của họ,
"Người dân khi đến khu tái định cư không biết kiếm ăn ở đâu. Người nông dân bị thu hồi đất cần nơi còn nghề để làm việc, đủ sinh nhai và điều này chứng tỏ các khu tái định cư đã xây dựng chỉ như dự án không có mục tiêu", ông Võ nói và khẳng định phải xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất.
Đối với các khu tái định cư đã bị bỏ hoang nhiều năm, ông Võ cho rằng có thể chuyển đổi sang nhà ở xã hội để tránh lãng phí và cũng thuộc diện Nhà nước thu hồi đất.
Từ định nghĩa tái đất định cư là gì và những trường hợp được hưởng đất tái định cư, nhiều người có nhu cầu mua bán đất tái định cư. Vậy làm sao để mua đất tái định cư rẻ và an toàn? Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tiến hành mua bán loại nhà đất này.
Nhà nước cấp đất tái định cư để đảm bảo quyền lợi cho người dân và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất, tuy nhiên không phải trường hợp nào bị thu hồi đất cũng được hưởng. Các trường hợp được cấp đất tái định cư phải thỏa mãn các trường hợp được quy định rõ trong Điều 6, Nghị định 47/2014/ NĐ-CP dưới đây:
Đất mà hộ gia đình, cá nhân sở hữu khi bị Nhà nước thu hồi có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật thì được bồi thường bằng đất tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Nhà nước sẽ bồi thường bằng tiền trong trường hợp chủ sở hữu đất người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có nhu cầu bồi thường bằng nhà hay đất tái định cư.
Trường hợp thửa đất bị thu hồi có nhiều hộ gia đình đồng quyền sử dụng thì UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ đất/nhà ở tái định cư cũng như tình hình thực tế tại địa phương để quyết định mức hỗ trợ tái định cư cho từng hộ gia đình.
Đất của cá nhân, hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang an toàn khi xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở nhưng chủ thửa đất không có nhà ở, đất nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang thì sẽ được bố trí tái định cư tại khu vực an toàn hơn.
Các cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất được hỗ trợ đất tái định cư trong trường hợp:
Qua đó có thể thấy rằng, Nhà nước có rất nhiều chính sách để hỗ trợ người dân nằm trong phần đất bị thu hồi, giúp họ nhanh chóng ổn định và phát triển kinh tế.