Mua bán xe máy và xe ô tô cũ là hoạt động thương mại diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng xe máy diễn ra thường xuyên và có thể thậm chí là xe máy đó không chính chủ. Như vật, tính hợp pháp và quyền lợi của các bên là một điều thiết yếu và việc ký kết một hợp đồng mua bán xe chính xác và đầy đủ là cần thiết. Hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu về Mẫu giấy mua bán xe máy không chính chủ.
Mua bán xe máy và xe ô tô cũ là hoạt động thương mại diễn ra phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng xe máy diễn ra thường xuyên và có thể thậm chí là xe máy đó không chính chủ. Như vật, tính hợp pháp và quyền lợi của các bên là một điều thiết yếu và việc ký kết một hợp đồng mua bán xe chính xác và đầy đủ là cần thiết. Hãy cùng Pháp lý xe tìm hiểu về Mẫu giấy mua bán xe máy không chính chủ.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020 TT-BCA về giấy tờ của xe khi làm thủ tục đăng ký xe thì “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;”
Như vậy, theo quy định hiện hành, việc mua bán hay tặng cho xe máy cần phải được lập thành văn bản có công chứng tại Phòng công chứng/Văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bên cạnh đó, Công văn 3956/BTP-HTQTCT năm 2014 cũng đề cập chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng và Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Đối với Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
Đối với Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có quyền lựa chọn công chứng Giấy bán, cho, tặng xe tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực; nếu người dân lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện như chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng nêu trên.
Do đó, việc mua bán xe máy không chính chủ bằng giấy viết tay giữa các bên sẽ không được pháp luật thừa nhận giá trị pháp lý và đem lại rủi ro cho bên mua bởi bên mua sẽ không thể làm thủ tục sang tên xe từ người bán sang cho mình được. Theo quy định hiện nay thì hợp đồng mua bán xe phải được công chứng, chứng thực tức là bên bán phải là người có tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe.
Nếu bạn mua xe máy không chính chủ dù có giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng của tên người khác không phải của người trực tiếp bán cho mình và hợp đồng mua bán viết tay của bạn sẽ bị vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức của hợp đồng theo Điều 131 của Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định“.
Như vậy, ở đây hợp đồng mua bán xe không chính chủ bằng giấy viết tay sẽ là vô hiệu. Trường hợp này bên mua có quyền yêu cầu bên bán xe trả tiền lại, nếu không chịu trả lại tiền thì bên mua có quyền khởi kiện ra tòa (Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bán xe cư trú) yêu cầu tòa án giải quyết.
Mua bán xe máy không chính chủ là giao dịch mua bán một chiếc xe máy mà người bán không phải là chủ sở hữu hợp pháp theo đăng ký của xe. Trong trường hợp này, người bán có thể là người sử dụng xe hoặc có quyền sở hữu tạm thời, nhưng quyền sở hữu chính thức vẫn thuộc về người khác theo giấy tờ đăng ký xe.
Người không biết đi xe đạp hoàn toàn có thể đi được xe máy. Vì hai loại xe này có cơ chế hoạt động và cách điều khiển khác nhau, gần như không liên quan.
Thực tế, có rất nhiều người biết đi xe máy nhưng lại không biết đi xe đạp và ngược lại. Đây là điều hết sức bình thường, bạn không cần quá băn khoăn lo lắng.
Xe đạp chủ yếu dựa vào sức người để tạo ra động lực và giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển. Trong khi đó, xe máy sử dụng động cơ và nhiều bộ phận điều khiển phức tạp hơn.
Tại hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, người điều khiển xe máy phải có giấy phép lái xe. Để được cấp giấy phép, bạn bắt buộc phải trải qua cuộc thi sát hạch về cả lý thuyết lẫn thực hành.
Một điểm khác biệt nữa đó chính là khi điều khiển xe máy, bạn phải học luật giao thông và ghi nhớ nhiều biển báo hơn so với việc điều khiển xe đạp trên đường. Chính vì vậy, bạn phải có sự tập trung cao độ và có trách nhiệm nhiều hơn khi di chuyển bằng xe máy.
Sau khi hiểu rõ vấn đề: “Không biết đi xe đạp có đi được xe máy không?”, bạn đã có thể an tâm tập trung vào việc học cách điều khiển xe máy. Tập đi xe máy là cả một quá trình dài, đòi hỏi bạn phải kiên trì và kết hợp nhiều kỹ năng cùng lúc. Hãy ghi nhớ một vài lưu ý sau đây:
Lựa chọn địa điểm tập xe phù hợp
Một nơi rộng rãi và ít người qua lại sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn để tập xe máy mà không gây ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, chọn đường bằng phẳng cũng giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro về chấn thương trong quá trình tập luyện. Bạn có thể chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối để tập xe máy, đảm bảo đường vắng vẻ và ít gây va chạm.
Mũ bảo hiểm là vật dụng bắt buộc và quan trọng nhất để bạn điều khiển xe máy an toàn. Mũ phải có quai vừa vặn, không quá lỏng hoặc quá chật, độ dày đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm găng tay, đệm đầu gối, quần áo dài tay, giày thể thao,...
Tập luyện dưới sự hướng dẫn của người khác
Nếu có thể, bạn hãy tìm một người có kinh nghiệm lái xe để hướng dẫn những kỹ năng điều khiển cơ bản. Đây cũng là cách tập đi xe máy nhanh nhất và chính xác nhất, tránh các sự cố không mong muốn xảy ra.
Khởi động xe: Tìm hiểu cách khởi động xe, điều chỉnh gương, đèn chiếu hậu sao cho phù hợp.
Điều khiển ga và phanh: Tập làm quen với cách tăng giảm tốc độ và phanh xe máy.
Vào cua: Tập vào cua ở tốc độ chậm và dần tăng tốc độ khi đã quen.
Đổi làn đường: Tập đổi làn đường an toàn, quan sát kỹ trước khi thực hiện.
Quan sát: Luôn quan sát xung quanh để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ.
Tập luyện đi xe máy thường xuyên
Cuối cùng, khi đã hiểu rõ nguyên tắc lái xe máy, bạn nên thực hành thường xuyên cho tới lúc thành thạo. Chắc chắn bạn sẽ không còn gặp khó khăn trong việc điều khiển xe máy di chuyển trên đường.
Không biết đi xe đạp có đi được xe máy không? Câu trả lời trên đây đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề này. Hãy tiếp tục theo dõi trang của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề xe hai bánh nhé!