Đại học Luật Hà Nội (HLU) công bố điểm trúng tuyển theo thi tốt nghiệp THPT từ 18,15 đến 27,36.
Đại học Luật Hà Nội (HLU) công bố điểm trúng tuyển theo thi tốt nghiệp THPT từ 18,15 đến 27,36.
Là một trong những ngành đào tạo thế mạnh của Đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Kinh tế luôn là lựa chọn của rất nhiều thí sinh có nguyện vọng theo đuổi lĩnh vực luật pháp. Vậy ngành Luật Kinh tế là gì? Chương trình học tại HLU ra sao? Dưới đây là review chi tiết nhất về ngành Luật Kinh tế tại HLU mà teen lớp 12 có thể tham khảo.
Luật Kinh tế là một bộ phận của pháp luật và thuộc lĩnh vực kinh tế. Các quy định của Luật Kinh tế được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những phát sinh trong quan hệ kinh tế (tổ chức, quản lý, tranh chấp…) của nhà nước và giữa các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh khác nhau.
Luật Kinh tế là một phần rất quan trọng của nền kinh tế, sự ra đời của ngành này giúp đảm bảo các quy định kinh doanh và quy trình hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình giao thương trong và ngoài nước. Trong trường hợp có các tranh chấp xảy ra, các điều khoản trong Luật Kinh tế sẽ là cán cân công ty giúp các chủ thể kinh doanh giải quyết tranh chấp, thỏa thuận hợp đồng một cách rõ ràng.
Cử nhân ngành Luật Kinh tế của HLU khi ra trường có thể dễ dàng có được công việc với mức lương hấp dẫn. Một số công việc như:
– Chuyên viên tư vấn pháp luật phụ trách việc phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước và các công ước của quốc tế.
– Trở thành chuyên viên hoặc luật sư thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý.
– Trở thành giảng viên giảng dạy trong các trường có đào tạo về ngành Luật Kinh tế…
Luật sư kinh tế là một nghề có cơ hội phát triển rất tốt.
Tùy theo kinh nghiệm cũng như vị trí đảm nhận, mà người làm trong ngành Luật kinh tế có những mức lương khác nhau, dao động từ 4-6 triệu cho người chưa có kinh nghiệm và có thể lên tới 30 – 40 triệu nếu lên vị trí Partner/Trưởng nhóm.
Với chương trình giảng dạy chất lượng, sự đầu tư bài bản kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Cử nhân ngành Luật Kinh tế tại HLU luôn được các công ty, tập đoán đánh giá khá cao về khả năng làm việc chuyên nghiệp, độc lập và hiệu quả. Còn đối với các teen lớp 12, Luật Kinh tế luôn là niềm mơ ước của những em yêu thích ngành Luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng.
Tham dự có ông Trần Khải Toàn, Phó Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Chính phủ; TS Nguyễn Đỗ Kiên, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp. Về phía lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội có TS Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Luật Hà Nội…
Theo báo cáo tóm tắt quá trình đào tạo đối với lớp cao học khóa 29 đợt 1 và các nghiên cứu sinh tốt nghiệp năm 2023, trong kỳ thi tuyển sinh cao học đợt 1 năm 2021, có 378 thí sinh đăng ký dự thi cao học theo 6 ngành đào tạo, sau quá trình xét tuyển kết hợp với thi tuyển, 307/378 thí sinh trúng tuyển, trong đó có 82 thí sinh trúng tuyển theo định hướng nghiên cứu; 225 thí sinh trúng tuyển theo định hướng ứng dụng. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, có 300/307 thí sinh trúng tuyển đã làm thủ tục nhập học, đạt tỷ lệ 97,7%, trong đó có 80 thí sinh trúng tuyển nhập học theo định hướng nghiên cứu và 220 thí sinh trúng tuyển nhập học theo định hướng ứng dụng. Ngoài ra, Trường cũng đã tiếp nhận 15 lưu học sinh Lào vào học tại Trường theo diện Hiệp định. Như vậy, tổng số học viên cao học Khóa 29 đợt 1, bao gồm cả lưu học sinh Lào (tính đến thời điểm xét tốt nghiệp) là 315 học viên.
Phát biểu tại Lễ Bế giảng, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên nhiệt liệt chúc mừng kết quả học tập và ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của 237 tân thạc sĩ (Khóa 29 –đợt 1, Khóa 27, 28) và 38 tiến sĩ (từ Khóa 20-đến 25)- đã hoàn thành tốt và xuất sắc khóa học của mình.
“Để có được kết quả học tập này, có thể thấy các anh chị đã phải nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu trong học tập, vượt qua nhiều khó khăn của chính bản thân và gia đình. Tôi cho rằng đây là thành quả ngọt ngào mà các anh chị đạt được trong hành trình nghề nghiệp. Quãng thời gian học tập tại Trường, tuy dài ngắn khác nhau nhưng tôi tin rằng đều mang lại cho các anh chị những trải nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học thú vị, những kỷ niệm đẹp về mái trường, về thầy cô, bạn bè; đồng thời với kết quả học tập đạt được còn là tiền đề, là hành trang để các anh chị đi tiếp, vững vàng hơn trên những bước đường sắp tới.” - TS Đoàn Trung Kiên bày tỏ
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội - TS Đoàn Trung Kiên chúc mừng các tân thạc sĩ, tiến sĩ.
Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên bày tỏ mong muốn, với những kết quả học tập thu lượm được tại trường, khi trở về đơn vị công tác, với vị trí nghề nghiệp của mình, các học viên sẽ nỗ lực hết mình, tiếp tục tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, lan tỏa các giá trị cốt lõi của nhà trường là tạo nên những con người ham học hỏi, biết làm việc, sẵn sàng bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân và phụng sự tổ quốc.
Đại diện cho các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ tốt nghiệp năm 2023 phát biểu tri ân tại Lễ Bế giảng, tân TS Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể lãnh đạo nhà trường, các thầy, cô giáo.
Tân TS Nguyễn Thị Minh Phương phát biểu tri ân
Đồng thời, hứa sẽ không ngừng rèn luyện, trau đồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp tục nỗ lực cố gắng để vận dụng, thực hành một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã được trau dồi trong quá trình nghiên cứu, học tập tại Trường vào thực tiễn công việc của mình, để chứng minh và khẳng định với xã hội rằng: Nguồn nhân lực đào tạo và cung cấp cho xã hội của Trường Đại học Luật Hà Nội là sản phẩm nhân lực pháp luật chất lượng cao như khẩu hiệu hành động của Nhà trường “Chất lượng cao tạo nên giá trị bền vững”; luôn cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà Trường; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong nghề nghiệp và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội với tư cách là cựu học viên của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhân dịp này, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng công bố Quyết định khen thưởng, trao giấy khen cho các học viên cao học đạt thành tích tốt trong học tập và hoạt động của trường; công bố các quyết định công nhận tốt nghiệp cho các học viên cao học; trao bằng cho các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ.
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội - TS Đoàn Trung Kiên trao Giấy khen cho các học viên cao học đạt thành tích tốt trong học tập và hoạt động của trường.
Các lớp nghiên cứu sinh tặng quà tri ân nhà trường
Theo học Luật kinh tế tại HLU, bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, người học còn được đào tạo để trở thành những người có phẩm chất chính trị và đạo đức phục vụ cho công việc và đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Thời gian và lộ trình chi tiết về chương trình đào tạo Cử nhân Luật kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội như sau:
– Khối lượng kiến thức đào tạo 126 tín chỉ (25 tín chỉ khối kiến thức đại cương; 91 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; 10 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp);
Các học phần được Đại học Luật Hà Nội đưa vào giảng dạy trong ngành Luật Kinh tế
Với học phần khóa luận tốt nghiệp, sinh viên phải đạt kết quả học tập theo quy định của trường. Trường hợp sinh viên không có nguyện vọng làm khóa luận tốt nghiệp có thể lựa chọn 2 cách sau:
– Đăng ký học và thi các môn học thuộc khối kiến thức chuyên sâu của ngành Luật Kinh tế hoặc các môn kỹ năng với số tín chỉ là 10.
– Đăng ký đi thực tập theo điều kiện và kế hoạch của trường được tính 4 tín chỉ đồng thời đăng ký học và thi các môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành Luật Kinh tế với số tín chỉ là 6.