Mèo Con Ăn Cơm Được Không

Mèo Con Ăn Cơm Được Không

1.001 món cơm nhà ngon lành được một hội nhóm chia sẻ - Ảnh: Hội Thích Ăn Cơm Nhà Mẹ Nấu

1.001 món cơm nhà ngon lành được một hội nhóm chia sẻ - Ảnh: Hội Thích Ăn Cơm Nhà Mẹ Nấu

Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì người bị cắn có cần tiêm vaccine phòng dại không?

Tùy thuộc con vật đó đã được tiêm phòng dại cách đó bao lâu để các bác sĩ có thể ra quyết định tiêm hay không tiêm chủng cho người bị cắn. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, khi bị con vật (bao gồm cả động vật được tiêm phòng và chưa được tiêm phòng), người bị nạn cần phải được tiêm phòng vaccine phòng dại ngay và vừa tiêm vừa theo dõi con vật đó (nếu có thể). Nếu trong 10 ngày, con vật vẫn sống khỏe mạnh, bình thường thì người bị nạn có thể dừng tiêm chủng các mũi tiếp theo (phác đồ tiêm chủng đầy đủ là 5 mũi trong vòng 1 tháng kể từ mũi tiêm chủng đầu tiên).

Trên thực tế, việc bị con vật đã được tiêm phòng dại hàng năm cắn sẽ yên tâm hơn rất nhiều so với khi nó chưa được tiêm. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại ở động vật rất cao, lớn hơn 70%. Thậm chí, họ còn sử dụng vaccine phòng dại cho động vật hoang dã nên bệnh dại sẽ được kiểm soát tối đa.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại cho chó mèo còn thấp (20-30% tổng đàn) nên khả năng chúng mang mầm bệnh dại cao. Vì vậy, khi bị chó mèo cắn, tốt nhất bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn. Việc bạn đã từng được tiêm vaccine phòng dại trước đó hay chưa thì việc xử lý và phác đồ tiêm sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, đối với các gia đình đang nuôi chó mèo, nên đưa con vật đi tiêm phòng dại. Bởi việc tiêm phòng dại cho chó mèo sẽ giảm được phần lớn nguy cơ lây truyền cho người, giảm số lượng chó mèo bị dại sẽ giảm được số người bị tai nạn do động vật cắn và tử vong do dại. 2. Có nên tiêm vaccine phòng dại trước khi bị chó mèo cắn không?

Vaccine phòng dại tế bào thế hệ mới áp dụng tiêm phòng như các loại vaccine dịch vụ khác, tức là người dân hoàn toàn có thể tiêm phòng trước phơi nhiễm (chưa bị chó, mèo cắn). Đặc biệt, một số đối tượng có nguy cơ cao nên chủ động tiêm vaccine phòng dại trước:

Những thực phẩm sinh viên không thể bỏ qua

Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thanh Danh sự kết hợp đúng đắn, thông minh giúp có những bữa cơm sinh viên cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, được tối ưu từ các nguồn thực phẩm rẻ và an toàn.

Đối với người trưởng thành, trung bình cần khoảng 2.200-2.400 kcal/ngày, bao gồm 15-17% chất đạm; 20% chất béo; 60-65% chất bột đường.

Về chất đạm, trong bữa cơm sinh viên, ngoài thịt, cá, trứng, tôm…, các bạn có thể sử dụng các loại đạm có nguồn gốc thực vật như các hạt vừa giàu chất đạm vừa giàu chất béo như đậu phộng, hạt điều, mè; các loại đậu gồm đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan và các chế phẩm của nó, các loại nấm…

Các sinh viên chú ý chất EPA và DHA tốt cho não có chứa nhiều trong cá thu, cá mòi, rong biển, trứng…

Về chất béo, các bạn nên sử dụng các loại dầu và hạt có dầu như mè, đậu phộng, hạt điều, dầu mè, dầu cải trong các bữa cơm sinh viên…

Đáng chú ý, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thanh Danh nhấn mạnh có ít nhất 6 loại chất dinh dưỡng cần thiết và tốt cho não. Đầu tiên là glucose. Tất cả các chất bột đường ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa thành glucose trước khi được não và cơ thể sử dụng. Các bạn nên sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như khoai củ, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, các loại đậu, rau và trái cây trong bữa cơm sinh viên của mình. Hạn chế sử dụng đường mía tẩy trắng, đường sữa (lactose). Không nên để đói mà cần ăn 4-6 bữa/ngày và chú ý ăn sáng đầy đủ.

Thứ hai là các chất béo thiết yếu là nguyên liệu cấu tạo màng tế bào não. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người không được cung cấp đủ chất béo, bao gồm acid béo omega-3 trong chế độ ăn có khối lượng não nhỏ hơn và chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn đáng kể so với những người ăn đủ acid béo trên. Nên trong khi nấu các bữa cơm sinh viên, các bạn nên chú ý các thực phẩm như bí ngô, hạt, dầu cải, đặc biệt là EPA và DHA chứa trong cá thu, cá mòi, rong biển, trứng…

Bên cạnh đó còn là phospholipid, acid amin, vitamin, khoáng chất, chất xơ. Nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể chủ yếu từ nguồn thức ăn thực vật như khoai tây, bắp cải, vỏ của các hạt ngũ cốc như: gạo, ngô, lúa mì. Các sinh viên cần khoảng 28-30 g chất xơ mỗi ngày, tương đương với việc ăn một lượng rau xanh tối thiểu là 250-300 g.

Cơm tấm sinh viên 25.000 đồng tại khu vực ký túc xá Cỏ May, TP.Thủ Đức, TP.HCM

"Chất không thể thiếu cho não còn là oxygen và nước. Vì thế, đối với người lao động trí óc như sinh viên, ngoài việc có bữa cơm sinh viên cân bằng dinh dưỡng, các bạn cần trang bị các phương tiện, bàn ghế đúng quy cách, vừa tầm, môi trường làm việc thông thoáng, đủ ánh sáng. Đồng thời, các bạn cần tổ chức giải lao, thể dục giữa giờ, luyện tập các cơ thở, hít thở sâu hàng ngày.

Mỗi ngày uống 1,5-2 lít nước để bù lại được lượng nước đã mất. Nếu uống nước hoa quả như nước cam, chanh, sinh tố hay nước ép trái cây sẽ cung cấp thêm các vitamin, các chất khoáng và chất xơ càng có lợi cho sức khỏe", tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thanh Danh khuyên.

Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thanh Danh, nhóm rau quả, cung cấp các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ nên được các bạn sinh viên ăn đầy đủ trong mỗi bữa ăn. Như giá đậu xanh, dầu thực vật, cà rốt, bí đỏ, đu đủ chín, gấc, rau lá có màu xanh thẫm, bông cải xanh; thức ăn giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua. Nên sử dụng rau quả quanh năm với lượng trên 300 g/ngày. Cần chọn các loại rau quả tươi sạch và nơi cung cấp tin cậy. Nên ăn dưới 5 g muối mỗi ngày, tránh cách bảo quản thức ăn bằng muối. Ăn không quá 10 g đường/ngày.

Cách sinh viên lựa chọn lựa thực phẩm có chất lượng

Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thanh Danh, chọn lựa thực phẩm tươi, mới, có nguồn gốc, có thương hiệu và biết cách đọc nhãn thực phẩm cũng là điều cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe lâu dài của não. Để chọn thức ăn vừa túi tiền: tùy theo mùa các em nên lên danh sách các nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đương với giá từ thấp đến cao nhất là nhóm đạm và nhóm rau quả vì thường đắt tiền. Nên chọn nhóm có giá tiền thấp nhất hay trung bình cho vừa túi tiền để mua, thường các thực phẩm giữa mùa hoặc trúng mùa thì sẽ có giá nới hơn.

Mua chung, nấu cơm sinh viên chung cho nhóm sẽ có lợi hơn do tiết kiệm năng lượng nấu. Nếu ăn ngoài thì nên chọn nơi nấu vệ sinh, thực phẩm tươi tốt, giá cả phải chăng. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và ăn vừa đủ no, tránh ăn dư thừa hoặc quá đói. Chế độ ăn uống cân đối thích hợp đi kèm với hoạt động trí óc, thể lực thường xuyên. Ngoài ra cần lưu ý là tránh hoặc hạn chế việc thức khuya lên mạng. Bỏ hẳn hoặc hạn chế tối đa rượu và thuốc lá.

Bị chó mèo cắn nhưng con vật được tiêm phòng thì có cần tiêm vaccine phòng dại không?

Số ca tử vong do bệnh dại tăng đáng kể trong vài tháng trở lại đây. Để phòng ngừa bệnh dại, cách duy nhất là tiêm vaccine phòng dại. Nhiều người đặt câu hỏi bị chó mèo cắn và con vật đó đã tiêm phòng rồi thì người bị cắn có phải tiêm phòng không?

Tiêm vaccine phòng dại là cách duy nhất để thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm chết người này.

Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thông qua việc bị chó mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc như chăm nuôi con vật bị dại.

Nhiều người có tâm lý chủ quan coi nhẹ vấn đề khi bị mèo cào. Tuy nhiên khoa học đã ghi nhận bệnh dại có thể truyền qua vết cào xước của mèo. Tuyến nước bọt làm lây lan bệnh dại từ con vật này sang con vật khác cũng như con người. Những vết cào xước của mèo bị dại lên người sẽ rất nguy hiểm, vì mèo thường có thói quen liếm móng vuốt của chúng.

Thời gian ủ bệnh của virus dại trong cơ thể người kể từ thời điểm bị tấn công có thể trong khoảng từ 5 ngày cho tới hơn 1 năm, mặc dù thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2 - 3 tháng.

100% trường hợp đã bị lên cơn dại sẽ dẫn đến tử vong, không có thuốc nào có thể cứu chữa được. Bởi vậy, cần sử dụng vaccine phòng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị cắn để tạo miễn dịch chủ động giúp cơ thể ngăn chặn virus dại tấn công hệ thần kinh trung ương.

Có thể nói, vaccine phòng dại ra đời là bước tiến nhảy vọt của y học hiện đại cứu sống hàng triệu người trên thế giới thoát khỏi tử vong do bệnh dại.