Mùa Nước Nổi Miền Tây Là Gì

Mùa Nước Nổi Miền Tây Là Gì

Nếu được một lần du lịch miền tây, hãy nhớ dành một ngày đến thăm Vườn quốc gia Tràm Chim, nơi sở hữu hệ sinh thái đặc trưng của vùng ngập nước Đồng Tháp Mười với nhiều điều thú vị. Đặt tour vườn quốc gia Tràm Chim...

Nếu được một lần du lịch miền tây, hãy nhớ dành một ngày đến thăm Vườn quốc gia Tràm Chim, nơi sở hữu hệ sinh thái đặc trưng của vùng ngập nước Đồng Tháp Mười với nhiều điều thú vị. Đặt tour vườn quốc gia Tràm Chim...

Lăng Thoại Ngọc Hầu – người có công khai mở đất An Giang

Trong số những công trình mang giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh An Giang, Lăng Thoại Ngọc Hầu chính là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cổ kính, trang nghiêm, đồng thời thể hiện phong cách xây dựng lăng tẩm giống với các lăng vua nhà Nguyễn tại Huế. Đồng thời là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam, khu lăng gồm có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân và hai dãy mồ vô danh của những người đã tháp tùng ông trong công cuộc khẩn hoang, đào kinh –  được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.

Ông là người có công đào kênh, đắp đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu.

Cái đẹp của lăng Thoại Ngọc Hầu là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa nghệ thuật với thiên nhiên và sức lao động sáng tạo của con người. Lăng được tọa lạc trên thềm đá xanh với 9 bậc thang xây bằng đá ong - một loại đá có đặc tính rắn chắc, phải vận chuyển bằng ghe từ Biên Hòa qua nhiều sông rạch rồi rẽ vào kênh Vĩnh Tế về núi Sam. Muốn lên lăng, bạn phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân. Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng. Theo bậc thang lên cao, ra khỏi vuông lăng là đền thờ nằm bên những bóng cây cao râm mát. Đền thờ nằm ở phía sau khu mộ, tựa lưng vào núi Sam.

Hằng năm, đến ngày 06-06 âm lịch, nhân dân quanh vùng đến làm lễ tưởng niệm ông. Ngoài ra, trong chương trình lễ hội Vía Bà Chúa Xứ cũng có nghi thức thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, các vị phu nhân và tướng lĩnh từ lăng về miếu.

Trải bao năm tháng, lăng vẫn còn nguyên nét uy nghi, khu lăng mang nhiều ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa nghệ thuật, một công trình kiến trúc đạt tới đỉnh cao của dân tộc. Những ấn tượng để lại từ lăng Thoại Ngọc Hầu sẽ vẫn mãi còn đọng lại mãi trong lòng chúng ta mỗi khi đến với nơi này.

Từ trung tâm của thị xã Châu Đốc, đi ngược dòng sông Hậu, bạn sẽ đến với làng nổi Châu Đốc là một trong những điểm du lịch khá đặc biệt. Dọc theo dòng sông là những căn nhà nổi, những bè cá được xếp cạnh nhau tạo thành làng và kéo dài khoảng vài cây số. Làng nổi Châu Đốc là hình ảnh đặc trưng cho đời sống của bà con miền Tây sông nước chân chất, bình dị. Tại đây bạn sẽ được tự mình khám phá những trải nghiệm chân thực về cuộc sống đời thường của những ngư dân gắn bó lâu năm với nghề, thấy được sự nỗ lực và vươn lên không ngừng nghỉ của người dân.

Những khu rừng ngập mặn là đặc trưng của thiên nhiên miền Tây sông nước. Vốn đã là một trong những địa điểm du lịch hút khách, rừng tràm Trà Sư, Tịnh Biên, An Giang lại càng quyến rũ đến mê hoặc trong mùa nước nổi. Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Cách huyện Châu Đốc khoảng 30 km, đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu.

Nếu có cơ hội du lịch miền Tây vào khoảng thời gian này, bạn sẽ có cơ hội hòa mình cùng thiên nhiên hoang sơ và chiêm ngưỡng nhiều loài chim như: Cò, sếu, vạc, le le… đang trú ngụ nơi đây.  Phương tiện di chuyển chủ yếu là tắc ráng (tên gọi một phương tiện thủy có gắn động cơ của người miền Tây Nam Bộ) và xuồng để tham quan xuyên suốt rừng tràm. Tắc ráng sẽ đưa bạn len lỏi theo những lối đi nhỏ qua khu rừng với những cây tràm cổ thụ, xung quanh bốn bề được bao phủ bởi một màu xanh hòa cùng tiếng chim ca ríu rít tạo nên một vẻ đẹp hết sức hoang sơ và kỳ thú. Mặt nước phủ xanh kín bèo tạo thành hậu cảnh muôn phần ngất ngây, khi lên ảnh càng thêm lung linh rất thích hợp để các tín đồ “sống ảo” cho ra đời những bức ảnh “ngàn like”.

Du lịch miền Tây mùa nước nổi ăn gì?

Không chỉ nổi bật bởi cảnh đẹp thiên nhiên, du lịch miền Tây mùa thu bạn sẽ còn được thưởng thức nền ẩm thực vô cùng phong phú và độc đáo.

Không chỉ là đặc sản của thành phố Cần Thơ, lẩu mắm còn được coi là tinh hoa ẩm thực của miền Tây sông nước. Món ăn này được chế biến theo công thức riêng với nguyên liệu chính là mắm cá linh, tôm thịt, cua, mực, bạch tuộc,...ăn kèm với rau đắng, bông bí, bông điên điển cùng nhiều loại rau đặc trưng miền Tây khác.

Đặc sản lẩu mắm cá linh miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Món ăn này được yêu thích bởi nước lẩu thơm ngon, nguyên liệu dễ mua, khi ăn chỉ cần đun sôi, cho đầy đủ nguyên liệu chờ chín sau đó thả rau là có thể thưởng thức.

Những quán lẩu mắm cực ngon mà bạn có thể tham khảo:

Lẩu mắm đường Trần Ngọc Quế

Địa chỉ: Số 162/18 Trần Ngọc Quế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 9:30 - 22:00

Giá tham khảo: từ 100.000 - 400.000VNĐ/nồi

Địa chỉ: Số 98 đường Huỳnh Cương, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Giá tham khảo: từ 40.000 - 300.000VNĐ/món

Là món ăn nằm trong top 100 những món ăn đặc sắc nhất Việt Nam - Vịt nấu chao - món ngon mà bạn nhất định phải thử. Để có thể nấu món ăn này, đòi hỏi người nấu phải chọn được loại vịt xiêm đúng chuẩn, ít mỡ nhiều nạc, từng miếng thịt phải được tẩm ướp công phu để thấm đều gia vị thì thịt vịt mới mềm và không bị hôi. Khi được kết hợp với chao, món ăn này lại càng dậy mùi, béo ngậy mà không hề bị ngấy.

Đặc sản vịt nấu chao miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Những quán vịt nấu chao cực ngon mà bạn có thể tham khảo:

Địa chỉ: Nằm trong hẻm 1, số ⅛ Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Giá tham khảo: 150.000 - 300.000VNĐ/lẩu

Địa chỉ: 80 Võ Văn Kiệt, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Giá tham khảo: khoảng từ 250.000VNĐ/nồi

Món cá lóc nướng là một trong những đặc sản mà bạn nhất định phải thử khi đi du lịch mùa thu miền Tây, bởi món ăn này đòi hỏi cá lóc phải có thịt chắc nịch và tươi ngon. Khi chế biến, cá không cần đánh vảy, cũng không phải sơ chế hay tẩm ướp gia vị mà chỉ cần rửa sạch rồi vùi vào đống rơm khô sau đó châm lửa đốt. Đến khi tro tàn, cạo bỏ lớp vảy đen bên ngoài, trải lên một lớp mỡ hành cùng đậu phộng là có thể thưởng thức.

Đặc sản cá lóc nướng miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Những quán cá lóc nướng cực ngon mà bạn có thể tham khảo:

Địa chỉ: Số 184 Huỳnh Cương, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 12:00 - 21:00

Giá tham khảo: 50.000 - 100.000VNĐ/người

Địa chỉ: Số 573 Trần Quang Diệu, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 17:00 - 21:00

Giá tham khảo: 89.000 - 100.000VNĐ/người

Là một món ăn chuẩn bị miền Tây, lẩu cá kèo có khả năng chinh phục mọi tín đồ ẩm thực bởi vị béo ngậy của cá, vị chua thanh của nước dùng cùng kết hợp hài hoà, tạo nên một hương vị thơm ngon đặc trưng. Cá kèo sau khi được rửa qua sẽ được thả nguyên con vào nước lẩu nóng, ăn kèm cùng bắp chuối bào sợi, rau rút và lá giang,...Đảm bảo chỉ cần một lần thưởng thức, du khách sẽ phải nhớ mãi không quên.

Đặc sản lẩu cá kèo miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Những quán lẩu cá kèo cực ngon mà bạn có thể tham khảo:

Địa chỉ: Số 37 đường Cách Mạng Tháng 8, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 8:00 - 22:00

Giá tham khảo: 45.000 - 220.000VNĐ/người

Địa chỉ: Số 27 - 29 đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 7:00 - 22:00

Giá tham khảo: 80.000 - 230.000VNĐ/người